Tháp tư duy Bloom
- Khánh Vy
- Jun 18, 2015
- 3 min read
Những người tư duy tốt luôn có rất nhiều mong muốn và đòi hỏi. Những người biết đặt câu hỏi “làm thế nào” luôn tìm được một công việc hơp lý, còn những người biết đặt câu hỏi “ tại sao” thì luôn luôn trở thành những nhà lãnh đạo. Nhà độc tài Đức Quốc xã Adolf Hitler, người từng nói: “ Thật may mắn cho nhà lãnh đạo ở những đất nước mà người dân không biết suy nghĩ.” Những nguời có tư duy tốt có thể tự chủ - ngay cả khi họ phải dưới chướng một nhà độc tài tàn bạo hay lâm vào cảnh tiến thoái lưỡng nan. Vì vậy, học luôn là những người thành công trong cuộc sống.
Hôm nay Tôi vào Đại học muốn giới thiệu với các bạn một phương pháp tư duy không mới nhưng chưa hẳn đã cũ - “ Tháp tư duy Bloom” .Tháp tư duy Bloom ra đời năm 1956 và được mang tên người cha đẻ của nó Benjamin Bloom. Ông sinh năm 1913 và mất năm 1999, là một nhà khoa học trong lĩnh vực tâm lý và giáo dục. Ông đã phát triển một hệ thống tầng bậc để phân loại mức độ khác nhau trong tư duy của chúng ta. Đây là một phương pháp vô cùng hữu ích trong việc định hướng, học tập và rèn luyện tư duy tốt hơn.
Bạn hoàn toàn có thể sử dụng tháp tư duy Bloom trong bất kì việc gì trong cuộc sống lẫn vấn đề học tập. Trong bất kì điều gì mà chúng ta cần tìm hiểu, cần tiếp thu, cần xử lý chúng ta đều có thể đối chiếu với tháp Bloom này để xác định mức độ của bản thân.

Cụ thể hơn bạn có thể áp dụng tháp tư duy Bloom này vào quá trình đọc sách. Bạn có thể đào sâu, nghiên cứu, phân tích khi bạn tiếp cận bất kì quyển sách nào. Đa số trong chúng ta đọc một quyển sách hay có thói quen đọc một lần rồi sau đó chúng ta gấp lại để vào kệ sách. Đôi khi là mấy tháng sau, cả năm sau hay một dịp nào đó thì chúng ta mới nhìn thấy quyển sách đó và nếu có đọc nó lại lần thứ hai thì cũng giống như đọc lần đầu tiên bởi vì ở lần trước ta chỉ dừng lại ở một mức độ rất nông đó là chúng ta chỉ mới biết qua về nó. Cho nên ta có thể đào sâu hơn bằng cách đi theo từng mức của tháp tư duy này, nâng cấp mình lên theo từng mức độ. Tuy nhiên không phải nhất thiết quyển sách nào bạn cũng áo dụng bởi vì như thế rất mất nhiều thời gian và tốn rất nhiều công sức. Cho nên hãy áp dụng điều này với những đầu sách bạn thấy tâm đắc hay phục vụ chuyên môn của bạn.
Chúng ta đang sống trong thời đại thông tin. Bên cạnh những thông tin tốt vẫn còn có những thông tin nhiễu. Chúng ta cần rèn luyện bậc tư duy cao hơn để kiểm tra đề đánh giá được những thông tin hữu ích cho bản thân mình.
Comentarios